Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau muống mầm
Rau muống có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Đặc biệt đây là món ăn rất phổ biến và quen thuộc của người dân nước ta.
Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn).
CÁCH TRỒNG RAU MUỐNG MẦM
Vật liệu
-
Hạt giống mầm rau muống: 50 gr
-
Giá thể : 3 dm3
-
Khay trồng: 30 x 40 x 6 cm
-
Bình phun 2Lit(tối thiểu)
|
|
Cách làm
-
Ngâm hạt: dùng nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) để ngâm hạt trong thời gian 6 - 8h, sau đó rửa sạch; ủ hạt trong túi vải, thời gian ủ nảy mầm từ 12-18h.
-
Cho giá thể vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 2 – 3 cm.
-
Rải hạt mầm được ngâm ủ trước ều khắp bề mặt khay, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng lên hạt. Dùng bình phun ở chế độ phun mưa để tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm trong thời gian 03 ngày đầu cho hạt nảy mầm đều.
-
Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 – 2 lần.
-
Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra. Đặt khay nơi có nhiều ánh sáng, tránh mưa trực tiếp. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.
Thu hoạch
-
Từ 8 – 10 ngày sau gieo (rau mầm) có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.
-
Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ. Có thể phơi khô hoặc bổ sung 1 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.
|
|